Shopping Cart

Thành Tiền 0đ
Tổng Tiền 0đ

Lễ ăn hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì?

22/01/2024
Tin tức

Lễ ăn hỏi là một trong những sự kiện trọng đại trước khi đám cưới diễn ra, là dịp để nhà trai và nhà gái ngồi lại với nhau để bàn về chuyện cưới hỏi. Chính vì thế thế mà nhà trai cần chuẩn bị cho lễ ăn hỏi thật chân thành và công phu trong việc sắp xếp các lễ vật truyền thống cũng như các khách mời đại diện sang nhà gái. Vậy lễ ăn hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng Phú Quý Gia tìm hiểu tiếp thông tin bên dưới đây.

Lễ ăn hỏi là gì?

Có nơi còn được gọi là Đám hỏi – Đính hôn hoặc là lễ Bỏ trau cau. Đây là một trong những nghi thức trong phong tục hôn nhân của người Việt Nam, là một lễ trọng thể có tính quyết định để đi đến đám cưới, đây được xem là thông báo về việc hứa gả giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.

Tại lễ ăn hỏi cô dâu trở thành vợ sắp cưới của chú rể và chú rể chính thức xin được nhận là rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con. Trong đám hỏi, nhà trai mang lễ vật đến cho nhà gái và nhà gái nhận lễ vật từ nhà trai tức là đã công nhận việc gả con gái cho nhà trai, kể từ lúc này cô dâu và chú rể có thể gọi nhà là vợ chồng cà đợi ngày tổ chức đám cưới để thông báo cho hai bên họ hàng và hàng xóm bạn bè.

Le-an-hoi-hay-con-goi-la-le-dinh-hon

Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn. Photo by Phú Quý Gia

Lễ đám hỏi nhà trai cần chuẩn bị những gì?

Như ở trên Phú Quý Gia đã chia sẻ rằng, lễ ăn hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng, chính thức để đi đến đám cưới. Vì thế việc chuẩn bị của nhà trai cho ngày lễ trọng đại này là rất quan trọng.

Thành phần tham gia

Nhà trai gồm có chú rể, ba mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè và một vài thanh niên chưa vợ để bê mâm quả cưới.

Số người bê mâm quả cưới tùy vào phong tục của từng vùng miền, thông thường miền Bắc thường chọn số lẻ như 3-5-7-9 hoặc 11. Còn đối với miền Trung và Nam chọn số chẵn nên thường là 4-6-8-10 hoặc 12.

Lễ vật

Thường thì nhà trai sẽ chuẩn bị 2 loại bánh tương trưng cho âm dương. Những cặp bánh hay sử dụng lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm, Bánh phu thê tượng trưng cho dương và bánh cốm tượng trưng cho âm hoặc bánh chứng và bánh dày, bánh chưng có hình vuông nên tượng trưng cho âm và bánh dày có hình tròn nên sẽ tượng trưng cho dương (Nếu dùng bánh chưng và bánh dày thì sẽ kem theo quả nem).

Bánh dùng trong lễ ăn hỏi sẽ được đựng trong hộp giấy hoặc bọc trong giấy có màu đỏ, mang ý nghĩa may mắn và vui mừng. Một số gia đình muốn long trọng hơn thì chuẩn bị cả xôi gấc và heo quay. Số lượng lễ vật bên nhà trai chuẩn bị cần phải là số chẵn tương trưng cho có đôi có cặp, nhưng có thể bày trí và sắp xếp vào mâm quả là số lẻ vì số lẻ là dương, tượng trưng cho sự phát triển.

Trầu cau: Đã có từ xa xưa và gắn liền với nhiều câu chuyện cổ tích như như: sự tích trầu cau, nói về tình anh em gắn bó, tình vợ chồng thủy chung. Trong giao tiếp, miếng trầu luôn là đầu câu chuyện, luôn đi đôi với lời chào hỏi khi gặp mặt. Không những thế, miếng trầu còn là lễ vật thể hiện sự tôn kính để dân lên các lễ tế thần, lễ gia tiên, lễ thọ, lễ mừng, lễ tang, lễ cưới. Miếng trầu giúp hai gia đình gần gũi nhau hơn, lá trầu – quả cau đã gắn bó suối cuộc đời còn người từ lúc chào đời đến khi nhắm mắt… miếng trầu để chia vui trong bữa tiệc và cũng là làm dịu bớt nỗi buồn khi nhà có tang… Chính vì thế mà trầu cau luôn phải có mặt trong mâm quả ăn hỏi và đĩa trầu têm cánh phượng cũng là một trong những lễ vật cần thiết mà lễ ăn hỏi nhà trai cần chuẩn bị.

Le-vat-nha-trai-chuan-bi-trong-ngay-an-hoi

Một số lễ vật quan trọng thường được nhà trai chuẩn bị cho ngày lễ ăn hỏi. Photo by Phú Quý Gia

Trang phục:

Trong lễ ăn hỏi, việc chuẩn bị trang phục cho nhà trai là một phần quan trọng, đồng thời là dịp để họ thể hiện sự sang trọng lịch lãm. Chú rể thường diện trang phục truyền thống như áo dài hoặc có thể đơn giản bằng việc lựa chọn quần Tây và áo sơ mi trắng.

Trang-phuc-trong-le-an-hoi

Ngày nay trang phục hiện đại được sử dụng trong lễ cưới hỏi. Photo by Phú Quý Gia

Lễ ăn hỏi là một trong những nghi lễ quan trọng trong đám cưới Việt Nam, đánh dấu sự chuẩn bị và kết nối giữa hai gia đình. Lễ này không chỉ mang đến niềm vui và trọng thể, mà còn đậm chất truyền thống, là cơ hội để gia đình nhà trai thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lòng nhiệt thành. Đây là khoảnh khắc trọng thể và đáng nhớ trong hành trình hôn nhân của đôi uyên ương.

Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gói trà rượu đám cưới đám hỏi sang trọng giao tận nơi

Trà rượu là lễ vật không thể thiếu trong dịp cưới hỏi, nếu bạn đang tìm kiếm gói trà rượu đám cưới hay đám hỏi thì Phú Quý Gia là sự lựa chọn tuyệt vời.

Cần thận trọng những việc này trước ngày cưới

Người xưa có câu "Có thờ có thiên có kiêng có lành"Cưới hỏi là chuyện quan trọng của 1 đời người, để có một đám cưới trọn vẹn cũng như cuộc sống sau hôn nhân được hạnh phúc bạn cần thận trọng những việc này trước ngày cưới.

Lễ Vu Quy và các nghi thức trong lễ Vu Quy

Lễ Vu Quy là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng trong vă hóa của người Việt được diễn ra vào ngày con gái đi lấy chồng.

Lễ Dạm ngõ cần những gì và có cần coi ngày không?

Dạm ngõ là một trong những lễ nghi trước khi đám hỏi và đám cưới diễn ra, tuy lễ này không lớn bằng cưới hỏi nhưng về mặt ý nghĩa cũng rất quan trọng nên nếu tổ chức lễ này cũng cần phải chuẩn bị nghiêm chỉnh để hai bên gia đình không mất lòng nhau.

Lễ ăn hỏi nhà gái cần chuẩn bị những gì?

Nếu như nhà trai cần chuẩn bị lễ vật để ra mắt nhà gái, thì lễ ăn hỏi nhà gái chuẩn bị không gian sang trọng cùng thức ăn để đón tiếp và nhận lễ vật từ nhà trai.

Mâm quả bánh Phu Thê giúp tiệc cưới trở nên nổi bật

Mâm quả bánh phu thê không chỉ là một phần trang trí lễ cưới mà còn là tâm điểm nổi bật thu hút sự chú ý từ mọi người cũng như mang đến nhiều ý nghĩa.